-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vì sao bé chậm nói ??
09/12/2019
1. Vì sao bé chậm nói ??
Chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng trẻ ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển so với trình tự như bình thường. Chậm nói thực chất chỉ mang tính tạm thời, hoàn toàn có thể mất đi nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía gia đình. Cha mẹ cần thường xuyện giao tiếp, động viên trẻ ' nói ' bằng cử chỉ hành động, hoặc âm thanh, dành thời gian thường xuyên nói truyện với bé. Tuy nhiên, chậm phát triển ngôn ngữ có thể kéo dài. đây cũng là biểu hiện nhiều bệnh lý khác như khó đọc, tự kỷ và đôi khi cũng là trầm cảm. Trong những trường hợp này, trẻ cần sự hộ trợ từ phía chuyên gia.
Nguyên nhân bệnh lý
- Bất thường về môi, lưỡi
Các vấn đề về cấu trúc vòm miệng như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch hay việc phối hợp vận động của hàm–môi–lưỡi không linh hoạt hoạt ảnh hưởng đến việc phát ra âm thanh. Cha mẹ nên đến lưu ý hỏi bác sĩ trong những lần khám định kỳ. Vì thế, đừng lơ là bỏ qua cho đến khi bé có dấu hiệu chậm nói mới bắt đầu thăm khám.
- Khiếm khuyết về não bộ
Bộ não là trung tâm điều khiển tất cả các chức năng của cơ thể từ ngôn ngữ, cử chỉ, đi đứng, nhận thức, tư duy, hành động… Những bệnh lý về não có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng não khiến trẻ bị chậm nói. Có thể kế đến những bệnh lý như: bệnh bại não, chấn thương sọ não, não úng thủy, viêm màng não.
Nếu mẹ bị nhiễm virus Rubella trong quá trình mang thai cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
- Vấn đề về thính giác
Nói chuyện là một hình thức phản ảnh rằng trẻ nghe được âm thanh xung quanh. Các bé có thính giác không tốt sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ những người xung quanh cũng như của chính mình. Từ đó, trẻ sẽ khó hiểu và nắm bắt các từ. Vì thế, các mẹ cần để ý đến biểu cảm của bé với tiếng động để can thiệp kịp thời.
- Tự kỷ
Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.
Nguyên nhân tâm lý. Cú shock tâm lý
Đừng nghĩ bé dưới còn nhỏ sẽ không biết gì. Ngược lại, não bộ của trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Do đó, những biến cố xảy ra trong cuộc sống của trẻ sẽ gây nên những cú shock. Sau biến cố, trẻ sẽ có xu hướng tách biệt với mọi người, không nói chuyện giao tiếp. Đây là nguyên nhân dẫn đến chậm nói vì vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm không được luyện tập thường xuyên.
Môi trường sống cũng ảnh hưởng tới bé
Lớn lên trong môi trường ít giao tiếp và/hoặc gia đình không quan tâm. Đó cũng là lý do quan trọng ảnh hưởng quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.
Cha mẹ cho con tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử cũng sẽ vô tình gây cản trở việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
2. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ.
Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ tự kỷ :
7 tháng tuổi: Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh
12 tháng tuổi:
- Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, cũng không quan tâm đến thế giới xung quanh.
- Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
- Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
- Không phản ứng khi được gọi tên.
24 tháng:
- Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ. Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, cũng nói được những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ trở lên.
- Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn
- Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
- Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
- Khi biết chơi. Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.
3 tuổi:
- Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
- Không thể ghép các từ thành câu ngắn , không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
- Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu, Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
- Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
- Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.
4 tuổi:
- Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
- Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
- Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách
3. Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị chậm nói?
- Đưa con đi thăm khám lâm sàng cả về mặt y học lẫn tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị.
- Cho trẻ tham gia lớp Ngôn ngữ trị liệu, hay còn gọi là âm ngữ trị liệu.
- Tích cực nói chuyện, hát và yêu cầu trẻ bắt chước lại âm thanh được nghe.
- Dạy trẻ những từ đơn giản nhất kèm theo hình ảnh và hành động minh họa. Ngoài ra cần chú ý phát âm rõ ràng, chậm để bé nhìn khẩu hình miệng và dần bắt chước theo, rồi từ từ phát triển thêm từ đôi, câu đơn giản…
- Kích thích bé thể hiện ra bằng lời nói cho những nhu cầu của mình. Đừng quên dành lời khen tặng cho bé. Sau đó, hãy đáp ứng nhu cầu của bé ngay để khích lệ bé lặp lại những lần sau.
- Đọc sách, truyện phù hợp lứa tuổi cho trẻ.
- Tìm bạn bè cho bé, mở rộng mối quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi hoặc anh chị lớn hơn để cho bé chơi cùng.
- Đọc sách cho trẻ là một giải pháp hữu ích khi bé bị chậm nói.
Đến với chúng tôi, Nhà sách chuyên biệt Chuyên cung cấp các loại sản phẩm. tài liệu học tập, sách tham khảo dành cho phụ huynh tìm hiểu về các chứng bệnh Tự Kỷ. Với tâm huyết yêu nghề, mong muốn mang đến những sản phẩm tốt nhất dành cho các bé, Nhà sách cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng đảm bảo, cam kết hoàn loại tiền khi sản phẩm không đạt yêu cầu.
- SN 193 Ngõ Văn Chương 2, Khâm Thiên, Hà Nội ( Đối diện cổng trường THCS Huy Văn)
- GIAO HÀNG TOÀN QUỐC - THANH TOÁN TẬN NƠI.
- Hotline 08.22.22.33.66.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.