phuong-phap-choi-cua-tre-tu-ky

Phương pháp chơi của trẻ tự kỷ

Nguyễn Thị Lý 16/12/2021

‼️PHƯƠNG PHÁP CHƠI CỦA TRẺ TỰ KỶ‼️

📌Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc chơi, vì trẻ có khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi rập khuôn.

 

📌Chơi là một phương tiện trung gian nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề, sắp xếp thứ tự và bắt chước.

Chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kỹ năng vận động, tương tác xã hội và hiểu biết và giao tiếp với người khác. Trẻ tự kỷ thường có các rối loạn các quá trình cảm giác, chơi và đồ chơi có thể giúp cho trẻ điều hòa các giác quan.

 

📌Để trẻ tự kỷ chơi được trước hết chúng ta cần phải:

🎯XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHƠI CỦA TRẺ

👉Quan sát trẻ chơi sẽ giúp ta hiểu khả năng chơi của trẻ và xác định những lĩnh vực chơi cần triển khai thêm. Trẻ tự kỷ gặp khó khăn về chơi với những kỹ năng sau đây:

✔️Quan sát và bắt chước trò chơi của người khác

✔️Đọc ý của người khác

✔️Hiểu qui tắc, luật lệ

✔️Luân phiên

✔️Theo một chuỗi hướng dẫn

✔️Thay đổi trò chơi

✔️Hiểu điều trẻ muốn làm và người khác muốn làm có thể khác nhau

✔️Linh động trong vai trò của mỗi người trong trò chơi

✔️Chơi giả vờ.

 

👉Khi quan sát trẻ chơi, ta cần tự đặt các câu hỏi dưới đây:

❓Câu hỏi 1. Trẻ có thích vài đồ chơi nào không? Đồ chơi nào được trẻ thích nhất? Trẻ có thích những đồ chơi quay, chuyển động, hay đồ chơi có chất liệu đặc biệt? thứ gì trẻ sợ hoặc ghét nhất?

❓Câu hỏi 2. Trẻ dùng đồ chơi như thế nào? Quan sát xem trẻ có xếp thành hàng hoặc phân loại đồ chơi, có hành động lặp đi lặp lại, dùng đồ chơi không phù hợp …

❓Câu hỏi 3. Trẻ thích loại trò chơi nào?Trò chơi ồn ào, im lặng, xây dựng, trốn tìm hoặc tương tác với người khác…

❓Câu hỏi 4. Trẻ có chơi với ai không? Quan sát cách trẻ tương tác với người lớn và các trẻ khác.

 

🎯XÁC ĐỊNH CÁC MỨC ĐỘ CHƠI CỦA TRẺ TỰ KỶ

𝟏. 𝐗𝐚́𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐚̉ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐫𝐞̉

✔️Chơi tạo cảm giác và thăm dò: Trẻ bỏ đồ chơi vào miệng, vẫy, ném, đập đồ chơi lặp đi lặp lại; hoặc dành nhiều thời gian lật úp hoặc thao tác đồ vật một cách rập khuôn.

✔️Chơi quan hệ: Như đập đồ vật với nhau, xếp hàng đồ vật bên cạnh nhau, phân loại đồ vật hoặc chơi xây dựng như tập hợp hay tháo rời, hoặc nối kết các mảnh của một đồ vật

✔️Chơi chức năng: Trẻ dùng đồ vật với chủ đích như đẩy xe hoặc đặt tách vào miệng.

✔️Chơi biểu tượng/tưởng tượng: Tưởng tượng đồ vật vô tri vô giác( Vd: búp bê và thú nhồi bông) và khả năng giả vờ (áp một khối gỗ vào tai và giả vờ là điện thoại). Tuy nhiên, các nghiên cứu trẻ tự kỷ cho thấy trẻ kém khả năng phát triển trò chơi biểu tượng

 

𝟐. 𝐗𝐚́𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐜𝐚́𝐜 𝐦𝐮̛́𝐜 𝐜𝐡𝐨̛𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐮̛̣ 𝐤𝐲̉

✔️Chơi một mình:

Trẻ chơi một mình với đồ chơi , không khởi xướng chơi tương tác với người khác.

✔️Chơi song song:

Ở giai đoạn này, trẻ ý thức hơn về những người lớn và trẻ em trong không gian chơi của trẻ. Trẻ có thể ngưng chơi để quan sát nhanh hành động của người khác, nhưng không tự động đến gần người khác để cùng chơi.

Trẻ có thể chia sẻ một đồ chơi trong thời gian ngắn, nhưng mỗi trẻ tiếp tục chơi theo “chủ đề” của trẻ.

✔️Chơi hợp tác:

Ở mức độ này trẻ chứng tỏ khả năng hợp tác trong một chuỗi trò chơi với các bạn. Chơi xã hội phát triển từ chơi luân phiên với người lớn như chơi trốn tìm, đuổi bắt…

Trẻ tự kỷ khó chơi hợp tác vì sự khiếm khuyết xã hội và giao tiếp.

Nguồn: st