mot-so-dau-hieu-canh-bao-tre-bi-roi-loan-xu-ly-cac-cam-giac

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ bị rối loạn xử lý các cảm giác

Đặng Tiến 09/12/2021

🆘 MỘT SỐ DẤU HIỆU CẢNH BÁO TRẺ BỊ RỐI LOẠN XỬ LÝ CÁC CẢM GIÁC (Sensory Processing Disoders- SPD) do tổn thương/ khiếm khuyết các vùng cảm giác ở não bộ mà chưa tìm ra nguyên nhân qua các bằng chứng cận lâm sàng. Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có rối loạn xử lý cảm giác từ mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

- Đi lang thang không mục đích, chạy tới chạy lui, chạy như ai đuổi khi vào siêu thị, công viên, nhảy trên nệm, sàn nhún, quay tròn, đong đưa, lên xuống cầu thang, thang máy, thang cuốn, leo trèo; thích ngồi trên xe ô tô, thích chơi các trò chơi cảm giác mạnh như tung lên cao, đưa lên đưa xuống, xích đu, cầu tuột, đu quay, leo núi, trồng chuối, chúi đầu… Hai chân và hai tay không kiểm soát khi ngồi yên. Ngược lại, có những trẻ chỉ ngồi hoặc nằm trên sàn nhà, không muốn đi một mình, chỉ đi men tường hoặc dắt đi hoặc tự lết, đi nhón gót…

- Sờ chạm cầm đồ vật, quăng, ném, đập, gõ, chà…vò tóc, xé giấy, cầm kéo cắt, nhồi bột/ đất sét, thích ôm chặt, mặc quần áo bó sát, chui vào trong các góc chật hẹp, chơi trò chơi quấn mền; thích vỗ tay, ít biết đau khi bị té ngã hoặc va chạm đồ vật; bốc đồ cho vào miệng, nghiến răng, gõ răng, massage, thích sờ cát, chơi dưới nước…Ngược lại, có những trẻ né tránh không mặc quần áo chật hoặc các chất liệu cứng, không thích ai sờ hoặc ôm trẻ, sợ các vật nhớt dính, sợ cắt móng tay, cắt tóc, gội đầu ...

- Nhìn các vật có ánh sáng lấp lánh như đèn trang trí nhấp nháy, kim tuyến hoặc các vật có chuyển động nhanh và quay tròn như quạt trần, quay bánh xe, các hình ảnh động trong TV, IPAD, smartphone…, đóng mở cửa, bật tắt công tắc điện (đèn, quạt), lật các trang sách liên tục, vẫy/ búng tay trước mặt, xếp hàng đồ chơi/ đồ vật theo hàng dài hoặc chồng lên cao. Hay nghiêng đầu để nhìn đồ vật hay người khác. Ngược lại, có những trẻ sợ ánh sáng, tránh giao tiếp mắt…

- Tạo âm thanh đưa lên tai để nghe, vd: đưa các tờ giấy vò vò tạo ra tiếng sột soạt, lắng nghe các âm thanh phát ra từ các con vật có gắn kènt, thích âm nhạc. Không phản ứng khi được gọi tên, thờ ơ với tiếng nói của người khác.Ngược lại, có thể sợ tiếng máy xay sinh tố, tiếng khoa tường, âm thanh lớn, chuông chùa/nhà thờ, còi xe cấp cứu…

- Ăn xà bông, gạo, vữa trát tường, các loại thức ăn chiên giòn, cứng, thức ăn có vị đậm đà, lạnh, cay, ngọt… hoặc không thích thức ăn nhão, mềm.

- Ngửi các đồ vật, đồ chơi, thức ăn, tóc của người khác…

❓VẬY, RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC (SPD) LÀ GÌ?

Là các rối loạn phức tạp của não bộ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và người lớn. Là cách hệ thần kinh nhận thông tin từ môi trường hay từ một cá thể có các giác quan bị xáo trộn. Các thông tin cảm giác thu nhận không được não bộ phát hiện, tổ chức, sắp xếp và đáp ứng phù hợp, thể hiện bằng các kiểu vận động và hành vi mà chúng ta quan sát được như đã kể trên.

Trẻ có thể chỉ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) đơn thuần hoặc kèm theo các rối loạn khác như ADHD, tự kỷ, rối loạn lo âu ...Tỉ lệ trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) cao ở các trẻ mắc ADHD và tự kỷ.

🧰GỢI Ý MỘT SỐ THIẾT BỊ GIÚP ĐIỀU HOÀ GIÁC QUAN CHO TRẺ.

Bóng gai yoga

Bóng chuông 7 màu

Massage cầm tay nhựa 4 bánh

Massage ngón tay

Bóng chùm gai phát sáng

Bóng lông cao su phát sáng

Sâu gỗ

Vòng gai cảm giác

Nhím gai đồ chơi

Cây Biến Hình

Nhẫn biến hình trị liệu thị giác

Bóp bi lưới trị liệu cảm giác

Rắn khúc tạo hình

Bảng vẽ Ma Thuật

Hạt đậu cảm giác

Bóng bóp tay màu sắc

Bóng Fidget Cube

Dụng cụ bấm ngón tay Handgrip

Dây chun cảm giác (Set 6 màu)

Trứng cảm giác

Bóng bóp tay có quai

Bóng gai Pi65

Vòng biến hình

Kẹp cơ bàn tay

thảm 6 cấp độ

Đồng hồ nước

thanh nhựa massage chân dài

Bóng gai trơn củ lạc

Bóng tai thỏ phi 55

Kính vạn hoa

vòng ngũ sắc

chăn trị liệu cảm giác

túi chui

vòng bi số 8

Chép hình 3D pinart NC

túi tổ chim

Bàn chải Sillicon mềm

Massage gỗ cầm tay

Cầu gai

Thảm nhựa hình chữ nhật

Thảm gai hoa cúc.....

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN