-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các hội chứng của bệnh tử kỷ ở trẻ ( phần 1 )
22/12/2019
Các mẹ thân mến!
Tự kỷ là một hội chứng xuất hiện ở trẻ. Hội chứng Tự kỷ ở trẻ có thể xuất hiện rất sớm ngay từ khi trẻ từ 18 tháng tuổi hoặc cũng có thể xuất hiện muộn hợn. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp tối ưu nhất để điều trị chứng tự kỷ, mặc dù vậy, trẻ mắc chứng tự kỷ hoàn toàn có thể có cuộc sống bình thường và hòa nhập hoàn toàn như trẻ bình thường nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp. Một trong những Hội chứng thường gặp ở trẻ đó là Chứng Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ.
Ở bài viết này, Nhà sách xin được mạn phép nêu một số biểu hiện và phương pháp điều trị đến với các Mẹ nhé!
Sự khác biệt về giác quan
Nhiều người mắc tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các thông tin về giác quan. Một trong số những giác quan của họ nhạy cảm ở ngưỡng cao hoặc thấp hoặc cả hai ở các thời điểm khác nhau. Những sự khác biệt về giác quan này có thể ảnh hưởng đến hành vi, và có thể sẽ gây những ảnh hưởng sâu sắc đến cả cuộc đời họ. Ở đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về tự kỷ, về người mắc tự kỷ và cách thức giúp đỡ họ. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về giác quan thứ phát, các phương pháp trị liệu và các thiết bị.
Quá tải thông tin
Đôi khi người tự kỷ có thể hành động theo cách bạn không thể ngay lập tức nhận diện những vấn đề của họ liên quan đến vấn đề nhạy cảm về giác quan. Một người luôn phải vật lộn để xử lý các thông tin giác quan hàng ngày có thể sẽ bị quá tải giác quan hoặc quá tải về thông tin. Có quá nhiều thông tin sẽ gây ra stress, lo lắng và có thể là sự đau đớn về thể chất. Điều này có thể gây ra sự thu mình, phát triển các hành vi không mong muốn hay sự cáu giận.
Nếu tôi bị quá tải thông tin, lúc đó tôi như sụp đổ, bạn có thể hiểu như cơ thể mình phân mảnh, giống như bạn bật 40 kênh TV một lúc.
Nếu một ai đó trở nên cáu giận, hoặc không phản ứng thì đừng vội phán xét họ. Có nhiều điều bạn có thể giúp đỡ họ. Điều này có thể tạo ra cả một sự khác biệt lớn đối với người bị tự kỷ và người chăm sóc họ.
Thông thường, sự thay đổi nhỏ trong môi trường có thể tạo ra sự khác biệt. Tạo ra một bảng kiểm giác quan có thể giúp bạn nhận ra những sự thay đổi nào là cần thiết. Những điều cần ghi nhớ là:
- Luôn ý thức: Tìm hiểu môi trường để xem xét xem nếu môi trường đó có mang đến những khó khăn hay không. Bạn có thể thay đổi được điều gì không?
- Luôn sáng tạo: Suy nghĩ về một số trải nghiệm giác quan tích cực.
- Luôn giúp cho họ có sự chuẩn bị: Nói cho người bị tự kỷ về những kích thích giác quan mà họ có thể trải nghiệm trong các môi trường khác nhau.
Hãy cùng Nhà sách xem một video ngắn giúp bạn hiểu hơn về cách người tự kỷ cảm nhận khi bị quá tải giác quan.http://www.autism.org.uk/sensory
Các loại hình nhạy cảm giác quan.
Ở đây chúng ta xem xét một số ảnh hưởng của nhạy cảm giác quan ngưỡng cao và ngưỡng thấp đối với từng loại giác quan như: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, tiền đình và cảm nhận bản thể cũng như cách chúng ta có thể giúp họ.
1. Thị giác
- Ngưỡng thấp
- Các vật thể xuất hiện một cách khá tối tăm, hoặc mất một số nét.
- Thị giác trung tâm không rõ nét, nhưng thị giác ngoại vi rất tốt.
- Vật ở trung tâm được phóng đại, nhưng vật ở cạnh viền bị mờ.
- Khả năng nhận thức về độ sâu rất kém, gặp vấn đề trong việc ném và bắt.
Tip: Cách bạn có thể giúp họ bằng cách sử dụng công cụ hỗ trợ giác quan hoặc kính lọc màu mặc dù chỉ có một số bằng chứng nghiên cứu chứng minh tác dụng của những kính này.
- Ngưỡng cao
- Hình ảnh bị bóp méo – các đồ vật và ánh sáng sáng sẽ xuất hiện, nhảy múa xung quanh.
- Hình ảnh bị phân mảnh.
- Dễ dàng và thích tập trung vào các chi tiết hơn là toàn bộ đồ vật.
- Khó ngủ vì quá nhạy cảm với ánh sáng.
Tip: Bạn có thể tạo ra một số thay đổi đối với môi trường ví dụ như giảm thiểu ánh sáng huỳnh quang, đưa cho họ kính râm. Sử dụng rèm che, tạo một khu riêng biệt trong lớp học – Một không gian hoặc một cái bàn với tường cao vây xung quanh để giảm bớt sự phân tán bằng hình ảnh, sử dụng rèm làm tối.
2. Thính giác
- Ngưỡng thấp.
- Có thể chỉ nghe thấy âm thanh ở một bên tai, tai còn lại chỉ nghe được một phần âm thanh hoặc không nghe thấy gì.
- Có thể không nhận thức được một số âm thanh cụ thể.
- Có thể thích những nơi đông đúc, ồn ào hoặc tiếng đập cửa, đập đồ vật.
Tip: Bạn có thể giúp họ bằng cách sử dụng hỗ trợ giác quan để thúc đẩy các thông tin truyền tải bằng lời lói, và đảm bảo rằng người khác nhận thức được sự nhạy cảm giác quan ngưỡng thấp, giúp họ giao tiếp hiệu quả hơn. Bạn cũng nên đảm bảo rằng những trải nghiệm mà họ thích thú nằm trong hoạt động thời khóa biểu hàng ngày, để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về giác quan.
- Ngưỡng cao
- Các tiếng ồn bị phóng đại và âm thanh bị bóp méo và trở nên rối trí.
- Có thể nghe thấy các cuộc nói chuyện ở khoảng cách xa.
- Không thể tách được âm thanh ra, luôn lẫn lộn giữa những tiếng ồn ở môi trường xung quanh, dẫn đến khó khăn trong việc tập trung vào một việc gì.
Tip: Bạn có thể giúp họ bằng cách:
- Đóng cửa ra vào và cửa sổ lại để giảm các âm thanh ở bên ngoài vào.
- Báo trước cho người bị tự kỷ trước khi đi vào khu vực đông đúc ồn ào.
- Đưa cho họ cái bịt tai và một bản nhạc để nghe.Tạo ra một khu vực tách biệt có tấm chắn trong lớp học hoặc trong văn phòng, tránh người bị tự kỷ ngồi khu vực gần cửa và cửa sổ.
( Còn Nữa...)
Nhà Sách Chuyên Biệt Thành Lý chuyên cung cấp các sản phẩm, đồ dùng học tập dành cho trẻ mắc hội chứng Tự Kỷ. Nhà sách cam kết cung cấp các sản phẩm chính hãng, chất lượng uy tín, đảm bảm nhất đến với khách hàng. Nhanh tay đặt hàng trên Website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để đặt hàng.
Hotline 08.22.22.33.66.
Web:http://nhasachtuky.com
Địa chỉ: SN 193 Ngõ Văn Chương, Khâm Thiên, Hà Nội ( Đối diện cổng trường THCS Huy Văn)
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC - THANH TOÁN TẬN NƠI.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.